QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN KẾT CẤU THÉP
QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN KẾT CẤU THÉP
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế đất nước các cơ sở hạ tâng lưu thông hàng hóa, xây dựng cầu đường là một trong những ngành thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. Để có thể giữ bề mặt được bền lâu thì những người thợ sơn cần lắm được các quy trình sơn kết cấu sắt thép để hoàn thiện bề mặt sơn đạt tiêu chuẩntốt nhất. Khi thi công xong màng sơn bóng đẹp màu sắc chuẩn và đồng đều đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ.
Hơn nữa, mỗi người thợ sơn đều có quy trình thi công sơn sắt thép riêng. Nhưng phần lớn dựa vào kinh nghiệm trên thực tế mà họ thi công. Nhằm hỗ trợ kiến thức hoàn thiện cho những công nhân cơ khí nhà xưởng. BSS xin hướng dẫn toàn bộ quy trình giống với các quy trình thông thường được sử dụng nhưng BSS có thêm vài lời khuyên mà không ít người thợ thường bỏ sót. Dẫn đến bề mặt hoàn thiện xấu màu sơn không đồng đều chỗ đậm.
Quy trình thi công sơn bảo vệ kết cấu thép
- Thuật ngữ và định nghĩa
1.1. Sơn (Paint or coating)
Một loại vật liệu phủ có màu sắc, thường ở dạng lỏng, bột nhão hay bột, khi quét, lăn hay phun lên bề mặt có thể tạo thành màng phủ, có tính chất bảo vệ chống ăn mòn, trang trí hay các tính chất cụ thể khác theo yêu cầu của công trình.
1.2. Sơn lót (primer coating)
Lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt được sơn.
1.3. Sơn phủ (top coats)
Lớp sơn ngoài cùng của một hệ sơn, được thiết kế để bảo vệ các lớp sơn bên dưới khỏi ảnh hưởng của môi trường, góp phần bảo vệ chống ăn mòn tổng thể của cả hệ và đem lại màu sắc cần thiết. - Chuẩn bị bề mặt và vật liệu trước khi sơn
2.1. Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công sơn
2.1.1. Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình thi công sơn.
Quá trình chuẩn bị bề mặt là quá trình làm sạch các chất bẩn như muối hòa tan, gỉ, dầu mỡ, nước, bụi bẩn, vảy cán thép, lớp sơn cũ bám lỏng lẻo, sinh vật bám bẩn…ra khỏi bề mặt thép với mục đích tạo độ nhám cho bề mặt thép và tăng khả năng bám dính của màng sơn.
2.1.2. Việc đầu tiên của quá trình chuẩn bị bề mặt là phải tiến hành tẩy sạch dầu mỡ khỏi bề mặt thép. Với những diện tích bị nhiễm bẩn nhỏ, có thể tẩy bằng dung môi (xăng, dầu hỏa) hay dung môi pha sơn.
Đối với diện tích bị nhiễm bẩn lớn, phải dùng phương pháp vật lý để phá vỡ trạng thái nhiễm bẩn sau đó dùng chất làm sạch bằng nhũ tương là tốt nhất và cuối cùng phun rửa bằng nước sạch.
2.1.3. Nếu bề mặt bị nhiễm muối hòa tan do môi trường ô nhiễm hay được hình thành từ thép bị gỉ phải tiến hành rửa bề mặt thép bằng nước áp suất cao (áp suất nước ≥ 810,60 kPa), sau đó dùng khí khô để thổi khô bề mặt thép trước khi tiến hành các phương pháp làm sạch bề mặt khác. - Các phương pháp làm sạch bề mặt
3.1. Làm sạch bằng phương pháp thủ công: bao gồm sử dụng bàn chải thép, máy mài hoặc các loại bàn chải khác. Phương pháp này được sử dụng để làm sạch những lớp gỉ nhỏ bám dính lỏng lẻo trên bề mặt thép với diện tích nhỏ hoặc những lớp sơn đã bị giảm chất lượng. Những vị trí khó thi công phải sử dụng phương pháp phun. Trước khi làm sạch bằng phương pháp thủ công, các lớp gỉ nặng phải được làm sạch bằng cách gõ, cạo từng lớp một, các lớp dầu mỡ bụi bẩn nhìn thấy được bằng mắt thường cũng phải được làm sạch.
3.2. Làm sạch bằng chất mài mòn khô là phương pháp phổ biến nhất và hiệu quả nhất đối với việc làm sạch bề mặt thép. Phương pháp được thực hiện bằng cách phun chất mài mòn với áp lực cao lên bề mặt thép. Thường dùng cát làm chất mài mòn khô. Có thể thay thế cát bằng kim loại hoặc những chất khác như bi thép, đá mạt, xỉ kim loại, hạt mài kim loại.
3.3. Làm sạch bằng chất mài mòn ướt: Để khắc phục nhược điểm của phương pháp làm sạch bề mặt thép bằng phun nước ở áp suất cao người ta đưa thêm chất mài mòn (như cát) vào nước. Đó là phương pháp làm sạch bằng chất mài mòn ướt rất phù hợp với bề mặt thép bị nhiễm bẩn do các muối hòa tan. Hiệu quả hơn nếu phương pháp này được thực hiện bằng cách phun nước áp suất thấp sau đó phun khí nén áp suất cao có chứa cát lên bề mặt thép. Khi kết thúc quá trình làm sạch, trên bề mặt thép hình thành một lớp gỉ màng dạng bột (chủ yếu là ở dạng oxyt sắt). Để khắc phục, phải cho chất ức chế vào nước để ngăn cản sự hình thành lớp gỉ và sử dụng loại sơn lót phù hợp với chất ức chế sử dụng, hoặc trước khi sơn phải làm sạch gỉ tức thời bằng cách thổi khí nhẹ và khô.
Kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép. Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công trình xây dựng có quy mô lớn (nhà thép tiền chế) bởi những đặc tính hữu ích của thép.
Hiện nay, ở các nước phát triển như Mỹ, Nga, mô hình này được sử dụng rất phổ biến để xây dựng trạm y tế, nhà cư trú, siêu thị… bởi sự bền chắc và tiết kiệm rất nhiều chi phí so với những công trình bằng gạch. Vì vậy có thể thấy mô hình nhà phố bằng khung kết cấu thép phù hợp với những gia đình muốn tiết kiệm tài chính, các cặp vợ chồng mới kết hôn, nhà cấp 4 theo phong cách biệt thự…
- Điều kiện thi công sơn
4.1. Chuẩn bị thi công sơn
Trước khi thi công sơn phải kiểm tra chất lượng bề mặt thép đã làm mới được tiến hành thi công sơn.
Thi công sơn tốt nhất bằng súng phun sơn dưới áp lực của khí nén, áp lực khí cho một đầu súng khoảng 303,98 kPa.
Khi thi công sơn cần tuân thủ các điều kiện sau:
+ Khu vực phun sơn không có bụi bẩn, mặt bằng thoáng khí và cách ly hoàn toàn nguồn lửa.
+ Bề mặt thép đã được làm sạch theo yêu cầu;
+ Thời tiết khô ráo, nhiệt độ ngoài trời không nên quá 35oC, độ ẩm không quá 85%.
+ Không sơn khi thời tiết sắp có mưa hoặc mưa đã hết nhưng không khí còn ẩm ướt.
+ Không sơn khi có gió mạnh.
+ Thiết bị phun sơn cần đạt chỉ tiêu kỹ thuật về độ sạch của khí nén và áp lực khí.
+ Công nhân thi công sơn cần được huấn luyện về nghiệp vụ sơn và quy trình thi công sơn. - Thi công sơn
5.1. Các phương pháp thi công sơn
5.1.1. Phương pháp quét
Phương pháp này áp dụng riêng cho các góc, đầu bulông và các góc, các vùng khó tiếp cận để thi công bằng phương pháp khác. Vật liệu sơn có độ nhớt vừa phải.
5.1.2. Phương pháp lăn
Các vật liệu sơn có độ nhớt cao và phải có tính chất làm phẳng tốt mới phù hợp với phương pháp này. Loại và cỡ của rulô phải phù hợp với kích thước của dầm thép. Thông thường không nên sử dụng phương pháp lăn cho sơn lót chống ăn mòn.
5.1.3. Phương pháp phun
Các phương pháp phun sau đây sử dụng phổ biến:
+ Phun thông thường ở điều kiện không khí có áp suất thấp;
+ Phun trong điều kiện không có không khí;
+ Phun trong điều kiện không khí yếu;
Độ nhớt của sơn, áp suất phun, loại vòi phun, nhiệt độ của vật liệu sơn; khoảng cách từ đầu vòi phun đến bề mặt cần sơn và góc phun phải được lựa chọn sao cho có thể tạo ra được lớp sơn phủ được liên tục và đồng đều.
Khi sử dụng các phương pháp này phải chú ý để tránh bụi phun bay ra xung quanh.
Nếu chiều dày màng sơn cần thiết không thể đạt được ở các cạnh, các góc hoặc vùng của kết cấu khó tiếp cận được để thi công thì các vùng đó phải được sơn trước bằng quét chổi, dùng một lớp phủ kiểu sọc hoặc bằng cách phun.
Vì vật liệu sơn có xu hướng lắng đọng nên thùng chứa sơn cần được khuấy trộn trước khi sử dụng.
5.1.4. Các trường hợp được phép dùng chổi quét sơn:
+ Mặt thép bị rỗ, nhiều điểm lồi lõm khác nhau;
+ Các vị trí có mối hàn, các góc cạnh của dầm thép;
+ Các vùng nối ghép của nhiều bản thép…;
Những vị trí như trên phải dùng chổi quét sơn, quét và miết mạnh tay ngay từ lớp sơn chống gỉ đầu tiên lên mặt thép sao cho sơn được lấp kín các khe hở, sau đó mới tiến hành sơn theo thứ tự từng lớp một.
5.1.5. Thi công sơn bằng con lăn chỉ sử dụng ở bề mặt bằng phẳng khi đã tiến hành sơn lớp sơn lót trước khi cần sơn thêm nhiều lớp để đạt độ dày cần thiết. Tuyệt đối không thi công sơn bằng con lăn ở những vị trí góc cạnh, những vị trí có tán đinh bulông.
5.1.6. Phương pháp phun:
- Cần có biện pháp che chắn thích hợp để tránh phun bụi sơn rộng quá ra xung quanh.
b. Độ nhớt của sơn, áp suất phun, loại vòi phun, nhiệt độ của sơn, khoảng cách đến bề mặt cần phủ, góc phun và tốc độ dịch chuyển vòi phun được lựa chọn để đạt được lớp phủ đồng nhất và liên tục, phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất sơn.
c. Phương pháp phun dọc ngang: đầu tiên phun dọc một lần, sau đó lại phun ngang một lần (hoặc ngược lại) làm cho màng sơn bằng phẳng, đẹp.
d. Phương pháp phun dọc song song: dòng phun lần sau nằm lên một nửa dòng phun lần trước, phun một lần bằng hai lần, nâng cao hiệu suất lao động (thường dùng cho bề mặt lớn).
e. Trước khi thi công, cần phun thử lên tấm thử nhỏ, kiểm tra trạng thái hạt sơn và độ bằng phẳng của màng sơn. Nếu có khuyết tật, cần điều chỉnh áp suất và độ nhớt sơn. Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, mới bắt đầu phun chính thức.
f. Trước khi phun mỗi lớp sơn, toàn bộ các lỗ rỗ trên bề mặt phải được quét kỹ bằng chổi để điền đầy sơn vào những vị trí này.
g. Mỗi lớp phun không nên quá dày vì khi bề mặt khô nhưng bên trong chưa khô, hơi nước, dung môi còn lại làm giãn màng sơn, tạo nên các lỗ châm kim.
Khuyên dùng đối với sơn chuyên dùng thương hiệu High O:
- Sơn 1 lớp lót, sau 30 phút sơn lớp phủ hoàn thiện.
- Thời gian ráo mặt: 30 phút
- Thời gian khô: 24 giờ
- Chết hoàn toàn: Sau 05 ngày.
- Độ phủ lý thuyết cho 01 lớp: 08 – 10m2/kg đã pha sẵn. - An toàn lao động và bảo vệ môi trường
6.1. Tất cả mọi hoạt động ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh mạng con người phải được bảo đảm an toàn tuyệt đối. Nghiêm cấm công tác sơn khi chưa có biện pháp an toàn.
6.2. Khi tiếp xúc với hóa chất gây ăn mòn, bắt buộc phải có găng tay cao su.
6.3. Khi tiếp xúc với hóa chất và vật liệu sơn, cần làm nơi thông thoáng, có khẩu trang. Trường hợp làm lâu dài thì phải thay ca, có biện pháp thông gió khi thi công.
6.4. Khi làm việc liên quan đến sơn nhất thiết phải có kính trắng bảo vệ mắt, có quần áo bảo hộ lao động.
6.5. Khi sơn bắn vào mắt cần đưa tới bệnh viện trạm xá gần nhất, trường hợp xa bệnh xá phải rửa ngay mắt bằng nước sạch sau đó nhỏ dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 9‰) và chuyển đi bệnh viện chuyên ngành.
6.6. Khi sơn rơi vào da phải nhanh chóng lau sạch bằng giẻ khi sơn còn ướt; sau đó rửa sạch bằng xà phòng. Trường hợp để quên hoặc không kịp thời lau có thể làm sạch bằng cách thấm giẻ vào dung môi pha sơn vắt khô lau đến khi hết sơn, sau đó rửa lại bằng xà phòng.
6.7. Khi làm việc với dung môi dễ cháy nổ, cần tuyệt đối đề phòng cháy nổ. Kho chứa sơn và dung môi phải tuyệt đối tránh xa nguồn lửa.
6.8. Nơi để sơn và dung môi phải có các vật liệu thiết bị chữa cháy như cát, xẻng, bình chữa cháy đề phòng hỏa hoạn. Các thùng phải có nắp không để hơi dung môi rò rỉ. Khi có hỏa hoạn cần phải cắt ngay cầu dao điện. Dùng bình chữa cháy, cát dập tắt ngay ngọn lửa không để xảy ra cháy nổ và lây lan sang nơi khác. Báo ngay với cơ quan phòng cháy chữa cháy nếu đám cháy có nguy cơ lan rộng.
6.9. Kiểm tra thiết bị phun cát, bình khử, van an toàn, có khả năng đảm bảo an toàn khi hoạt động.
6.10. Công việc vận hành máy phun cát phải là người được hướng dẫn tỉ mỉ đã qua tập sự.
6.11. Người sử dụng thiết bị phun cát phải được trang bị thiết bị bảo hộ riêng theo quy định về an toàn lao động như kính, mũ, khẩu trang…
6.12. Khi thi công trên dầm thép cao phải có dây bảo hiểm, lưới đỡ, giàn giáo phải được chuẩn bị chắc chắn đúng như thiết kế. Có lưới dầy chắc và vải bạt PP không cho sơn rơi xuống phương tiện và người qua lại.
6.13. Khi thi công ở những nơi sông nước phải có thuyền và phao cứu sinh đề phòng trường hợp xảy ra tai nạn.
6.14. Khu vực phun cát không được có người qua lại. Trường hợp những nơi có nhiều người qua lại cần tiến hành thi công ở thời điểm vắng người nhất, lựa chiều gió khi thi công, không để trường hợp cát bắn vào người và phương tiện qua lại.
6.15. Khu vực thi công phải có rào chắn, biển báo, đèn tín hiệu theo điều luật an toàn giao thông đường thủy, đường bộ. Rào chắn phải được thiết kế đảm bảo an toàn lao động. Biển báo đèn tín hiệu phải được thiết kế đúng quy định về an toàn giao thông giúp cho mọi người có thể nhận biết từ xa.
6.16. Tất cả cán bộ công nhân viên thi công về sơn phải được huấn luyện về kỹ thuật sơn, có sức khỏe tốt, trong độ tuổi lao động, đặc biệt không dị ứng khi tiếp xúc với sơn.
6.17. Tất cả mọi hoạt động trong thi công không được ảnh hưởng xấu cho môi trường khu vực.
Khi thi công xong các loại phế thải phải được gom lại để xử lý theo quy định. Trong quá trình thi công, không được đổ sơn thừa, dung môi, giẻ lau xuống sông, hồ… gây ô nhiễm nguồn nước.
Trên đây là một số quy trình thi công sơn cho kết cấu thép để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu và thi công khách hàng nên tìm hiểu kỹ lưỡng, tham khảo thông tin từ chuyên gia hoặc đối tác uy tín. Hãy liên hệ chúng tôi để có tư vấn tốt nhất .
Công Ty TNHH Cơ Khí xây Dựng BSS Việt Nam
Mr.Nhân: 0916505074
Phone: (028) 6 286 1494
E-Mail: nhantp.bssvn@gmail.com